Liệm Là Gì? Điều Cần Tránh Khi Khâm Liệm Để Người Mất Yên Nghỉ

admin

Trong văn hóa Việt, việc khâm liệm sao cho thật bài bản và chỉnh chu được xem là điều quan trọng đòi hỏi thái độ chuyên nghiệp và tôn kính nhất định. Để đảm bảo sự bình yên trong việc an nghỉ cho linh hồn người đã qua đời, chúng ta hãy cùng Flosa tìm hiểu khái niệm về khâm liệm là gì cũng như các thông tin cơ bản cho nghi thức này cùng những điều cần tránh để duy trì sự trang trọng và tâm linh trong lễ tang.

Khâm liệm là gì?

Khâm liệm là gì? Đó chính là một giai đoạn quan trọng trong quy trình tang lễ thuộc văn hóa truyền thống Việt Nam. Sau khi người mất đã trút hơi thở cuối cùng, quy trình tang lễ bao gồm các bước như lễ hạ tịch, phục hồn, thiết hồn, mộc dục, và phạn hàm. Tiếp theo là việc chuẩn bị cỗ quan tài, thực hiện lễ trị quan, chuẩn bị đại liệm, tiểu liệm, và tạ quan trước khi tiến hành khâm liệm.

Khâm liệm cho người chết thực hiện thế nào?

Khâm liệm cho người chết thực hiện thế nào?

Trong quá trình khâm liệm, người thân sẽ mặc áo liệm, đắp chăn, đeo găng tay, và gói buộc thi hài trước khi đặt vào quan tài. Quá trình này không chỉ đảm bảo việc chuẩn bị đồ dùng cần thiết thật đầy đủ cho người đã qua đời trước khi nhập quan, mà còn đảm bảo sự che chắn và tôn trọng đối với thi thể một cách nhất quán và hoàn hảo. Mục đích của việc khâm liệm cũng chỉ nhằm để bảo quản thi thể sạch sẽ, đầy đủ và trang trọng cho quá trình chuyển đổi từ thể xác đến linh hồn chuẩn bị hành trang để bước sang thế giới bên kia.

Xem thêm: 

  • Hoa Tang Lễ Hiện Đại, Hoa Viếng Đám Tang Trang Trọng Đẹp Nhất 2024

  • Vòng Hoa Công Giáo, Hoa Viếng Đám Tang Công Giáo Trang Trọng

Khâm liệm là gì?

Khâm liệm là gì?

Nghi thức khâm liệm mang ý nghĩa gì đối với người Việt?

Sau khi đã tìm hiểu được định nghĩa khâm liệm là gì? Flosa sẽ mách nhỏ thêm về ý nghĩa của loại nghi thức đặc biệt mang phong tục tang ma này nhé! Nghi thức khâm liệm trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam hầu hết đều mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc và quan trọng đối với cộng đồng. 

Quy trình khâm liệm thể hiện sự tôn trọng đối với người đã qua đời, đồng thời là dịp để gửi gắm lời chia buồn và lòng thành kính từ những người còn đang hiện hữu tại dương gian. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong quy trình tang lễ, giúp chuẩn bị thi thể người đã qua đời được hoàn thiện nhất trước khi an táng. 

Ngoài ra, đây cũng là dịp để xây dựng và duy trì sự kết nối giữa các thế hệ trong gia đình tốt hơn, từ đó truyền lưu các giá trị truyền thống xa xưa bền vững hơn. Nghi thức khâm liệm không chỉ thể hiện sự tinh tế, nghệ thuật và trang trọng, mà còn mang đến sự hỗ trợ tinh thần cho người thân trong giai đoạn đau buồn và chia ly. 

Nghi thức đã góp phần vào việc duy trì và phát triển bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc, đồng thời khẳng định giá trị văn hóa của xã hội Việt Nam nói chung.   

Việc cần chuẩn bị khi khâm liệm trong phong tục tang ma của người Việt

Trước khi bước vào nghi lễ khâm liệm trong phong tục tang ma của người Việt, việc chuẩn bị đúng, đủ và cẩn thận tất cả đồ dùng cho nghi thức đóng vai trò quan trọng hơn hết để thể hiện sự tôn nghiêm cho người đã khuất. Những bước chuẩn bị này chính là nền tảng cốt lõi cho một đám tang trang trọng và ý nghĩa có thể diễn ra thành công. 

Chọn giờ tốt 

Trong phong tục tang ma của người Việt, việc chọn giờ tốt để tiến hành lễ tang là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Điều này sẽ đảm bảo sự suôn sẻ và tránh vướng phải những ảnh hưởng tiêu cực âm dương. 

Nếu không may lựa chọn nhầm giờ xấu/ giờ phạm có thể ảnh hưởng không tốt đến cả người sống lẫn người đã khuất. Quá trình lựa chọn giờ tốt này thường đòi hỏi sự tư vấn từ những người có kinh nghiệm (ông bà cha mẹ, thầy phong thủy/ thầy bói,...) trong việc xác định thời điểm phù hợp.

Lập bàn thờ vong 

Bàn thờ vong là nơi linh thiêng dành để thờ phụng người đã khuất trong lễ tang. Việc lập bàn thờ vong thường đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận, tỉ mỉ bao gồm việc bày trí linh vật, bài vị và hình ảnh về người đã mất. 

Sắp xếp quan tài

Việc chuẩn bị quan tài là một trong những bước cơ bản và quan trọng nhất trong nghi lễ khâm liệm. Gia quyến cần lựa chọn quan tài có kích thước phù hợp với cơ thể của người đã khuất. Bên cạnh đó, việc trang trí, vệ sinh và sắp xếp quan tài cũng được quan tâm đặc biệt để đảm bảo sự trang nghiêm và tôn vinh nhất định cho thể xác của người quá cố.

Các vật dụng để làm lễ khâm liệm

Trong quá trình lễ khâm liệm, một số vật dụng như chiếu, đai, và vải để bọc gói thi thể sẽ đóng vai trò quan trọng để bảo quản thi thể và tạo điều kiện cho lễ tang diễn ra một cách thuận lợi, trơn tru và trang trọng nhất có thể. Việc sử dụng những vật dụng này cần phải được thực hiện bài bản theo phong tục truyền thống để giữ gìn bản sắc văn hóa tang lễ của người Việt.

Những điều cần chuẩn bị khi khâm liệm trong phong tục tang ma của người Việt?

Những điều cần chuẩn bị khi khâm liệm trong phong tục tang ma của người Việt?

Quy trình khâm liệm là gì?

Hãy cùng Flosa tìm hiểu xem quy trình khâm liệm là gì và bao gồm các bước tuần tự như thế nào ngay sau đây nhé:

Chuẩn bị:

  • Gia đình sẽ chọn thời điểm phù hợp và chuẩn bị một chiếc chiếu cạnh quan tài.

  • Thi thể được đặt trên một mảnh vải lớn, bố trí ba chiếc đai màu trắng ngang trên bắp chân, hông và vai.

Xử lý khuôn mặt:

  • Gia đình có thể quyết định mở khuôn mặt để con cháu và người thân nhìn thấy lần cuối cùng.

  • Trang điểm khuôn mặt để tôn trọng người đã qua đời hoặc sử dụng vải xô mềm để che kín khuôn mặt tùy vào ý muốn của đại diện thành viên trong gia đình.

Vị trí và cách bọc gói thi thể:

  • Quá trình bọc gói thi thể thường sẽ diễn ra trên giường với vải dọc và vải ngang để đảm bảo sự kín đáo.

  • Việc bố trí thi thể sẽ diễn ra trên chiếc chiếu tại sàn nhà, với khăn phủ mặt và đũa để ngáng miệng.

Tiến hành lễ liệm:

  • Đặt các đồ lót, đệm đầu và chân tay người khuất thật gọn gàng trên chăn tiểu liệm.

  • Gấp chăn theo thứ tự: trái trước, phải sau, cuối cùng gấp lên dưới chân và đưa đầu xuống.

  • Buộc vải tiểu liệm kín đáo cả theo chiều dọc và ngang để chuẩn bị cho bước nhập quan.

Chuẩn bị linh áo và phụ trang:

  • Sử dụng vải màu trắng để chuẩn bị linh áo.

  • Phần phủ mặt thường làm bằng giấy bản hoặc vải xô màu trắng, tránh sử dụng vải nylon pha trộn.

Hoàn thành lễ khâm liệm:

  • Sau khi hoàn thành khâm và liệm, gia đình sẽ sẵn sàng tiến hành nhập quan và phát tang, cũng như thông báo cho người thân và bạn bè quyến thuộc gần xa có thể đến thăm viếng trước khi đưa tang.

Quy trình khâm liệm là gì? Bao gồm các bước thực hiện như thế nào?

Quy trình khâm liệm là gì? Bao gồm các bước thực hiện như thế nào?

Cùng Flosa tham khảo thêm những bài viết liên quan đến đồ tang lễ, hoa viếng đám tang, vòng hoa tang thông qua link tham khảo bên dưới đây bạn nhé!

Những kiêng kỵ cần phải tuân thủ khi khâm liệm người quá cố

Quá trình khâm liệm đòi hỏi sự tôn trọng và tuân thủ những quy định, kiêng kỵ truyền thống để đảm bảo sự trang trọng và bình yên cho người đã khuất. Dưới đây là những quy tắc và kiêng kỵ cần tuân theo khi thực hiện lễ tang của người Việt Nam mà bạn nên tham khảo.

Không được để mèo lại gần 

Theo truyền thống tại Việt Nam, việc tránh để mèo tiếp cận gần thi thể trong lễ khâm liệm có lẽ xuất phát từ niềm tin cổ xưa về sức mạnh siêu nhiên. Ông bà ta cho rằng mèo nhảy qua quan tài sẽ là hiện tượng “quỷ nhập tràng" người mất bật dậy và bắt hồn người sống. 

Mặc dù khoa học đã chứng minh rằng sự tác động của mèo không gây ra hiện tượng thi thể bật dậy, nhưng vẫn nên tuân theo quy tắc này để duy trì niềm tôn kính trong buổi lễ cuối cùng dành cho người đã khuất.

Không được sử dụng gỗ cây liễu làm quan tài

Sự kiêng kỵ sử dụng quan tài làm từ gỗ cây liễu có nguồn gốc xuất phát từ các vấn đề dị đoan và sự suy diễn sâu xa cho con cháu đời sau của ông bà ta. Gỗ liễu không bao giờ ra hoa và kết trái, mang đến tâm niệm sử dụng gỗ cây liễu làm quan tài thì gia đình sẽ không có con cháu nối dõi tông đường. 

Do đó được xem là không phù hợp để làm vật liệu cho quan tài. Thay vào đó, vẫn nên sử dụng gỗ tùng hoặc gỗ bách sẽ tốt hơn về mặt tâm linh và quan niệm của dân gian xa xưa.

Không để nước mắt rơi lên cơ thể người đã khuất

Nước mắt được xem như một sự níu kéo và ràng buộc đối với linh hồn của những người đã mất. Việc tránh để nước mắt rơi vào thi thể người đã khuất là một cách để đảm bảo sự bình yên và sự trọn vẹn nhất khi họ chuẩn bị chuyển hướng sang thế giới bên kia. 

Tuân thủ quy tắc này vừa thể hiện thái độ tôn trọng đối với các quan niệm tâm linh từ thuở xưa, vừa thể hiện thái độ chấp nhận về sự ra đi của người thân trong gia quyến.

Những kiêng kỵ cần phải tuân thủ khi khâm liệm người quá cố bạn cần lưu ý.

Những kiêng kỵ cần phải tuân thủ khi khâm liệm người quá cố bạn cần lưu ý.

Quá trình khâm liệm không chỉ đơn thuần là một nghi lễ tang thường mà còn là sự thể hiện lòng trung thành và niềm kính yêu đối với người quá cố. Việc tuân thủ những quy tắc và điều nên kiêng kỵ trong lễ tang không chỉ giúp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, tâm linh mà còn đảm bảo sự bình yên cho linh hồn của người đã qua đời. Hy vọng rằng việc tìm hiểu về nghi thức khâm liệm là gì và những quy định cần tránh được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc duy trì sự văn hóa tang lễ của người Việt Nam là như thế nào nhé.